TRANG CHỦ / TÀI CHÍNH / Thị Trường Tài Chính / Thị trường giảm, nhà đầu tư ngại margin

Thị trường giảm, nhà đầu tư ngại margin

Vay ký quỹ

(margin) về bản chất là sử dụng đòn bẩy trong hoạt động đầu tư chứng khoán.

Lợi ích khi dùng dịch vụ này là nhà đầu tư có thể vay tiền từ công ty chứng khoán để mua nhiều cổ phiếu hơn so với chỉ dùng vốn tự có. Sử dụng margin là cách để tối ưu hiệu suất đầu tư, bởi công cụ này tạo cơ hội để tăng lợi nhuận trong trường hợp thị giá cổ phiếu tăng cao hơn lãi suất vay margin mà nhà đầu tư trả cho công ty chứng khoán. Tuy nhiên, nếu dự báo sai xu hướng giá cổ phiếu, việc sử dụng đòn bẩy sẽ tác dụng làm trầm trọng hơn khoản lỗ.

Trong giai đoạn hai năm gần đây, khi thị trường liên tục tăng với VN-Index thiết lập các mức đỉnh mới, dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán liên tục lập đỉnh. Margin cũng là một phần nguyên nhân giúp thanh khoản thị trường giữ ở ngưỡng trên 20.000 tỷ đồng mỗi phiên trong thời gian dài. Các công ty chứng khoán cũng liên tục tăng vốn điều lệ để mở rộng hạn mức cấp margin cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, trong nửa đầu năm nay khi thị trường chung khó khăn, quy mô cho vay của các thành viên đều giảm mạnh.

Thống kê hơn 20 công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính, bao gồm cả những doanh nghiệp top đầu thị phần môi giới, dư nợ cho vay ghi nhận cuối quý II chỉ gần 71.000 tỷ đồng, giảm gần 30% so với cuối quý I.

Theo quy định, các công ty chứng khoán chỉ được phép cho vay margin tối đa hai lần vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này luôn ở gần sát mức trần trong năm 2021 nhưng đến cuối quý II hầu hết đều giảm về sát bằng một lần vốn chủ sở hữu.

Công ty chứng khoán SSI và Công ty chứng khoán VNDirect, hai đơn vị giữ top 2 và 3 về thị phần môi giới trên HoSE, ghi nhận dư nợ cho vay đều giảm lần lượt 31% và 32%.

Cuối quý II, SSI cho vay hơn 14.700 tỷ đồng, so với mức trên 21.000 tỷ đồng cuối quý I. Tỷ lệ trên vốn chủ sở hữu chỉ gần 1,1 lần. Tương tự, quy mô cho vay của VNDirect cũng giảm từ 17.100 tỷ cuối tháng 3 xuống 11.660 tỷ đồng.

Các công ty chứng khoán trong top giữa của bảng xếp hạng thị phần môi giới, như VCSC, FPTS, MBS cũng ghi nhận mức giảm trên 20%.

Tuy nhiên, mức sụt giảm này chủ yếu vào nửa cuối quý II. Trước đó, cuối quý I, dư nợ cho vay của các công ty thậm chí còn tăng so với cuối năm 2021, dù thị trường cũng ghi nhận nhịp điều chỉnh mạnh.

Quy mô dư nợ cho vay của nhóm 20 công ty chứng khoán này ghi nhận gần 100.000 tỷ đồng vào cuối quý I, so với mức 97.200 tỷ cuối năm 2021.

Do việc thu hẹp mới xảy ra, ảnh hưởng tới báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán vẫn chưa đáng kể. Như SSI, lãi từ các khoản cho vay và phải thu của quý II chỉ giảm gần 15% so với quý I và vẫn tăng gần 43% so với cùng kỳ năm 2021. Tương tự với VNDirect, khoản mục này chỉ giảm 9% so với quý I nhưng tăng gần gấp đôi quý II/2021.

Với những công ty chứng khoán khác, lãi từ hoạt động cho vay của FPTS, MBS, HCM hay VCSC trong quý II cũng chỉ giảm 4-12% so với quý I. Ngược lại, BVS, ORS thậm chí còn tăng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh giao dịch thị trường chưa khởi sắc, thanh khoản liên tục giảm. Ảnh hưởng của việc thu hẹp quy mô cho vay margin sẽ rõ ràng hơn trong các quý tiếp theo.

Minh Sơn

About adminreesso

Sản phẩm tương tự

‘Lúng túng khi xây dựng mô hình trung tâm tài chính quốc tế TP HCM’

Việc xây dựng TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế từng được đề …

Contact Me on Zalo
P.KINH DOANH DỰ ÁN